Ls Nguyen Tuan Minh
25/04/2023
#Vietnamlaw #capitalmarkets #bondmarkets #bankinglaw
Trong cùng ngày chủ nhật 23/4/2023 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) ban hành liên tiếp 2 Thông tư số 02/2023/TT-NHNN và 03/2023/TT-NHNN và cả hai Thông tư này đều có hiệu lực ngay vào ngày 24/4/2023 đã cho chúng ta hiểu ngay đối tượng cần giải quyết của các thông tư này là gấp gáp và cần kíp như thế nào.
Thông tư 02/2023:
Thông tư này tạo ra khung pháp lý cho các Tổ chức tín dụng (“TCTD”) được phép thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ và được giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ theo quy định hiện cho các khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và rất may mắn trên cơ sở kiến nghị của Luật sư, Chính phủ đã có nghị quyết kịp thời ngày 23/4/2023 và NHNN đã đưa vào Thông tư này cho phép bổ sung (so với dự thảo cuối) áp dụng cho cả các khách hàng có khăn trả nợ đối với các khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống và tiêu dùng.
Theo Thông tư 02/2023, các khoản vay hoặc nợ cho thuê tài chính phát sinh trước ngày 24/4/2023 và có phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi từ 24/4/2023 cho đến hết 30/6/2024 sẽ được phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với số dư nợ còn trong hạn hoặc đã quá hạn nhưng không quá 10 ngày tính từ ngày đến hạn theo hợp đồng vay, cho thuê tài chính. Thời hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ (hoặc gia hạn nợ) dựa trên đánh giá của TCTD về mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn ban đầu của khoản dư nợ được cơ cấu và trong mọi trường hợp sẽ kết thúc khi hết ngày 30/6/2024.
Đối với khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ ở nhóm 1, TCTD không được hạch toán thu nhập tiền lãi dự thu của kể từ ngày cơ cấu lại và chỉ hạch toán thu nhập khi thu được.
Bên cạnh đó, TCTD thực hiện cơ cấu lại nợ cho Khách hàng theo Thông tư 02/2023 vẫn phải trích lập dự phòng cụ thể đối với toàn bộ số dư nợ được cơ cấu lại của khách hàng theo quy định hiện hành theo nhóm nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ đồng thời phải xác định số dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dự nợ như khi nó không được giữ nguyên nhóm nợ. Số chênh lệch giữa hai số dự phòng cụ thể này, nếu dương thì TCTD phải trích lập 50% số đó trước 31/12/2024 và 50% còn lại trước 31/12/2024 thay vì như dự thảo bản đầu, TCTD phải trích đủ 100% số chênh lệch dự phòng này. Đây là phương án thuận lợi hơn cho các TCTD giúp TCTD không phải dự thu lãi đối với khoản dư nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm 1 và rồi phải thoái thu khi khách hàng không thực trả được nợ để tiếp tục nhảy nhóm nợ 3 tháng sau đó và đồng thời được làm chậm lại khoản chi phí trích lập dự phòng cho các khoản nợ có vấn đề để có thể có thể nguồn lực cho kinh doanh.
Đối với khách hàng gặp khó khăn, TT 02/2023 thực sự cho phép họ giảm được áp lực về thời gian trả nợ và hạn chế được tình trạng default chéo nếu có khoản nợ ở TCTD khác do việc bị nhảy nhóm nợ xấu theo kết quả phân loại nợ qua CIC.
TT03/2023:
TT03/2023 về bản chất cho phép TCTD được mua lại khoản trái phiếu DN chưa niêm yết, chưa giao dịch trên Upcom mà TCTD đã bán cho đến 31/12/2023. (TT16/2022 cấm điều này và nay TT03/2022 ngừng thi hành điều cấm này)
NHNN hy vọng điều này sẽ giúp tăng thanh khoản cho thị trường trái phiếu DN vì các TCTD thường là các market makers/nhà đầu tư lớn nhất của thị trường này.
Mặc dù TT03/2023 cuối cùng đã loại bỏ hết các điều kiện ngặt nghèo khác và chỉ còn giữ lại 3 điều kiện chính để TCTD được mua lại trái phiếu doanh nghiệp mà họ đã bán ra gồm: (i) đáp ứng các điều kiện như khi mua sơ cấp trái phiếu, (ii) DN bán lại trái phiếu cho TCTD đã thanh toán đủ tiền mua số trái phiếu đó và (iii) Tổ chức phát hành trái phiếu giao dịch phải được TCTD mua lại xếp hạng tín dụng mức cao nhất theo quy định xếp hạng nội bộ của TCTD.
Thực tế giải pháp của TT03/2023 có thể không đem lại hiệu quả giải cứu vì chính điều kiện thứ ba. Trong điều kiện thị trường hiện tại các Trái phiếu đã được TCTD xếp hạng loại cao nhất thì thường nhà đầu tư nắm giữ sẽ không bán lại, loại trái phiếu họ muốn bán lại thường là loại mà bản thân nhà đầu tư cảm thấy có rủi ro và với các loại trái phiếu được doanh nghiệp chào bán lại sẽ khó tìm được người mua lớn là TCTD.
Mọi trao đổi, tìm hiểu thêm, xin liên hệ contact@vietpremierlaw.vn
Bài Viết Liên Quan
Việt Nam có định nghĩa đầu tiên về Tiền Điện tử
#Vietnamlaws #bankinglaw #payments #eMoney #digitization #Cryptocurrency Lần đầu tiên, hệ thống pháp luật của Việt
Th6
Việt Nam cấp thị thực điện tử cho công dân toàn cầu và kéo dài thời gian đến Việt Nam của công dân 25 nước được miễn thị thực
Việt Nam vừa có một quyết sách lớn nhằm phát triển du lịch và doanh
Th8
Mới – Ngôn ngữ Hợp đồng tiêu dùng
Ls Nguyễn Tuấn Minh 22.06.2023 #Vietnamlaw #contractlaw #Consumerprotection Ở Việt Nam, nguyên tắc pháp lý
3 Comments
Th6
Kỷ nguyên số ở Việt Nam – Chữ ký số, chữ ký điện tử là động lực hay sẽ kìm hãm phát triển? Dự thảo Luật Giao Dịch Điện Tử
Ls Nguyễn Tuấn Minh 05.06.2023 #VietnamLaw; #Digitalization #digitaltransaction #digitalsignature Bạn có thể đã biết là
Th6
Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Phát hành Riêng lẻ – Tiếp tục giải cứu?
Ls. Nguyen Tuan Minh 04.04.2023 #VietnamLaw #CapitalMarkets #CorporateBond #Bondmarkets Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Th4
Trái Phiếu Doanh nghiệp Phát hành Riêng Lẻ – Giải cứu?
Ls Nguyễn Tuấn Minh March 7, 2023 #CorporateBond, #BondPrivatePlacement #FinancialMarkets #Vietnamlaw Sau một loạt vụ
Th3