21/6/2022
LS Nguyen Tuan Minh
#VietnamLaw #BankingLaw #OverseasLoans #StockMarket #RealPropertyMarkets
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) tiếp tục xiết chặt hơn nữa các khoản vay nợ nước ngoài của các chủ thể Việt Nam trong bản dự thảo Thông tư mới nhất về vay vốn nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh của người vay vốn Việt Nam. Thông tư mới sẽ thay thế Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 26/2/2014.
Như chúng tôi đã bình luận trước đây, có thể thấy rõ mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) nỗ lực hạn chế sự phát triển quá nóng gần đây của các thị trường chứng khoán và bất động sản của Việt Nam. Các hạn chế này được thể hiện tại bản dự thảo Thông tư mới về vay nợ nước ngoài của chủ thể Việt Nam không có bảo lãnh của chính phủ lần trước không cho phép các khoản vay ngước ngoài ngắn hạn cho các mục địch sau đây:
– thanh toán trả nợ các khoản vay, nợ từ người cư trú khác;
– thanh toán các khoản phải thanh toán hoặc khoản phải trả phát sinh từ các giao dịch mua bán đầu tư chứng khoán, mua cổ phần hay phần vốn góp, mua các dự án bất động sản đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản.
Dự thảo bản mới nhất lại đưa ra thêm các điều kiện khắt khe hơn bao gồm (xin lưu ý là tại đây chúng tôi chỉ bàn về các khoản vay nước ngoài của chủ thể Việt Nam không phải là các tổ chức tín dụng, Dự thảo cũng bổ sung các điều kiện khắt khe hơn đối với các tổ chức tín dụng đi vay nước ngoài):
(i) đưa ra trần chi phí vay vốn nước ngoài:
– nếu vay vốn bằng ngoại tệ sử dụng Lãi suất tham chiếu hoặc Lãi suất SOFR thì tối đa không quá lãi suất tham chiếu hoặc lãi suất SOFR kỳ hạn 6 tháng do CME công bố gần nhất cộng 8% ; hoặc
– nếu vay vốn bằng VND thì tối đa không quá mức lãi suất trái phiếu chính phủ VN công bố gần nhất công 8%.
(ii) hedging là bắt buộc:
– đối với các khoản vay ngắn hạn có giá trị từ 500K USD trở lên và hedging ít nhất 30% giá trị các khoản rút tiền vay trước hoặc chậm nhất tại thời điểm rút vốn vay; and
– đối với các khoản vay trung và dài hạn từ 500K USD trở lên và hedging ít nhất 30% giá trị các khoản gốc đến hạn thanh toán chậm nhất 3 tháng trước ngày thanh toán tiền vay gốc đó.
(iii) Giới hạn số tiền vay:
– nếu khoản vay được sử dụng cho dự án đầu tư thì tổng số dư tiền vay trung dài hạn của Người vay không được cao hơn số chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và tổng vốn chủ sở hữu được ghi nhận trong giấy chứng nhận đầu tư dự án; hoặc
– nếu khoản vay được sử dụng cho các mục địch kinh doanh khác thì tổng số dư tiền vay trung dài hạn (bao gồm cả vay trong nước và vay nước ngoài) của người vay không được lớn hơn 3 lần tổng vốn chủ sở hữu của người vay tại báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất.
Nếu quý vị có câu hỏi hoặc cần sự giúp đỡ, hay liên hệ với chúng tôi qua email contact@vietpremierlaw.vn
Bài Viết Liên Quan
Việt Nam có định nghĩa đầu tiên về Tiền Điện tử
#Vietnamlaws #bankinglaw #payments #eMoney #digitization #Cryptocurrency Lần đầu tiên, hệ thống pháp luật của Việt
Th6
Việt Nam cấp thị thực điện tử cho công dân toàn cầu và kéo dài thời gian đến Việt Nam của công dân 25 nước được miễn thị thực
Việt Nam vừa có một quyết sách lớn nhằm phát triển du lịch và doanh
Th8
Mới – Ngôn ngữ Hợp đồng tiêu dùng
Ls Nguyễn Tuấn Minh 22.06.2023 #Vietnamlaw #contractlaw #Consumerprotection Ở Việt Nam, nguyên tắc pháp lý
3 Comments
Th6
Kỷ nguyên số ở Việt Nam – Chữ ký số, chữ ký điện tử là động lực hay sẽ kìm hãm phát triển? Dự thảo Luật Giao Dịch Điện Tử
Ls Nguyễn Tuấn Minh 05.06.2023 #VietnamLaw; #Digitalization #digitaltransaction #digitalsignature Bạn có thể đã biết là
Th6
Sự nghiệp giải cứu thị trường – tiếp tục
Ls Nguyen Tuan Minh 25/04/2023 #Vietnamlaw #capitalmarkets #bondmarkets #bankinglaw Trong cùng ngày chủ nhật 23/4/2023
Th4
Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Phát hành Riêng lẻ – Tiếp tục giải cứu?
Ls. Nguyen Tuan Minh 04.04.2023 #VietnamLaw #CapitalMarkets #CorporateBond #Bondmarkets Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Th4