22/05/2021
LS Nguyễn Tuấn Minh
#BankingLaw #VietnamLaw #eKYC #ElectronicTransaction #ElectronicBanking
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang nghiêm túc thúc đẩy việc triển khai áp dụng eKYC (electronic Know Your Customer) tại Việt Nam. Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 23/2014 về tài khoản thanh toán đã được công bố trên trang web của NHNN và các thư mời lấy ý kiến cộng đồng và giới chuyên môn đã được gửi đi. Trong số các thay đổi khác, Thông tư sẽ cho phép một tổ chức tài chính hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán quyết định xem họ sẽ yêu cầu KYC trực tiếp hay chấp nhận KYC qua phương tiện điện tử của khách hàng mới. eKYC được tin tưởng sẽ nâng cao trải nghiệm của khách hàng, từ đó giúp các tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ mở tài khoản cho khách hàng nhanh hơn và đơn giản hơn, đồng thời gia tăng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh khung pháp lý Việt Nam hiện nay, khi mà pháp luật về chứng cứ điện tử chưa được quy định, do đó chứng cứ điện tử khó được chấp nhận trong quá trình tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự ngoài việc hiện vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý và tiêu chuẩn rõ ràng về hệ thống điện tử hoặc kỹ thuật số áp dụng cho các tổ chức tài chính và thanh toán áp dụng eKYC. Các nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thể gặp rủi ro nghiêm trọng về gian lận, chống rửa tiền hoặc chống tài trợ khủng bố. Mức độ rủi ro như vậy dường như lớn hơn khi xem xét việc thực trạng hiện thiếu nguồn dữ liệu khách hàng sạch và nhất quán cũng như việc đầu tư còn yếu kém về cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu điện tử và bảo mật trực tuyến ở Việt Nam.
Dự thảo có một điểm thú vị khác cho thấy có sự thay đổi về quan điểm của NHNN Việt Nam về vấn đề ngân hàng đại lý. Thông tư mới có thể cho phép một ngân hàng Việt Nam hoặc ngân hàng nước ngoài được phép tại Việt Nam lần đầu tiên mở tài khoản ngân hàng cho khách hàng nước ngoài mở tài khoản ngân hàng thông qua ngân hàng trung gian hoặc bên trung gian khác do ngân hàng chỉ định. Dự thảo thông tư hiện còn quy định khá chung chung về vấn đề này. Vẫn chưa rõ liệu NHNN sẽ có những điều kiện và yêu cầu nhất định nào áp dụng cho các đại lý ở nước ngoài đó để họ đủ điều kiện trở thành đại lý thanh toán cho các hoạt động được quy định như vậy theo luật pháp Việt Nam hay không.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ contact@vietpremierlaw.vn
Bài Viết Liên Quan
Việt Nam có định nghĩa đầu tiên về Tiền Điện tử
#Vietnamlaws #bankinglaw #payments #eMoney #digitization #Cryptocurrency Lần đầu tiên, hệ thống pháp luật của Việt
Th6
Việt Nam cấp thị thực điện tử cho công dân toàn cầu và kéo dài thời gian đến Việt Nam của công dân 25 nước được miễn thị thực
Việt Nam vừa có một quyết sách lớn nhằm phát triển du lịch và doanh
Th8
Mới – Ngôn ngữ Hợp đồng tiêu dùng
Ls Nguyễn Tuấn Minh 22.06.2023 #Vietnamlaw #contractlaw #Consumerprotection Ở Việt Nam, nguyên tắc pháp lý
3 Comments
Th6
Kỷ nguyên số ở Việt Nam – Chữ ký số, chữ ký điện tử là động lực hay sẽ kìm hãm phát triển? Dự thảo Luật Giao Dịch Điện Tử
Ls Nguyễn Tuấn Minh 05.06.2023 #VietnamLaw; #Digitalization #digitaltransaction #digitalsignature Bạn có thể đã biết là
Th6
Sự nghiệp giải cứu thị trường – tiếp tục
Ls Nguyen Tuan Minh 25/04/2023 #Vietnamlaw #capitalmarkets #bondmarkets #bankinglaw Trong cùng ngày chủ nhật 23/4/2023
Th4
Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Phát hành Riêng lẻ – Tiếp tục giải cứu?
Ls. Nguyen Tuan Minh 04.04.2023 #VietnamLaw #CapitalMarkets #CorporateBond #Bondmarkets Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Th4